Miền Nam Hôm Nay

Tại tọa đàm "Thực trạng thuốc lá mới và to be continued

【to be continued】Tác động của thuốc lá mới: Cần giới khoa học vào cuộc

Tại tọa đàm "Thực trạng thuốc lá mới và giải pháp bảo vệ sức khỏe cộng đồng",ácđộngcủathuốclámớiCầngiớikhoahọcvàocuộto be continued ông Vũ Công Thảo - Chuyên viên cao cấp Vụ Khoa giáo văn xã, Văn phòng Chính phủ, nhấn mạnh cần giới khoa học vào cuộc để đánh giá sản phẩm này một cách khách quan làm cơ sở để đưa ra những quyết định phù hợp cân bằng giữa sức khỏe cộng đồng, nhu cầu thực tiễn, cũng như hài hòa lợi ích các chủ thể liên quan.

Thuốc lá mới: Đa dạng và dễbị nhầm lẫn

Tại tọa đàm, ông Lê Đại Hải, Phó vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự kinh tế, Bộ Tư pháp khẳng định: Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá (PCTHTL) của Việt Nam đã định nghĩa rõ các tiêu chí để xác định thế nào là thuốc lá.

Cũng theo ông Hải: Ngoài thuốc lá điếu, Việt Nam đang tồn tại hai dạng thuốc lá mới là thuốc lá làm nóng (TLLN) và thuốc lá điện tử (TLĐT).

Tác động của thuốc lá mới: Cần giới khoa học vào cuộc - Ảnh 1.

Ông Lê Đại Hải minh họa cách kẻ gian phối trộn chất cấm vào TLĐT hệ mở

Nguồn: Ảnh chụp tọa đàm ĐBND

Theo đó, TLLN chỉ có một cách hoạt động duy nhất đó là gắn điếu thuốc lá đặc chế vào thiết bị làm nóng để làm nóng nguyên liệu thuốc lá thay vì trực tiếp đốt cháy như thuốc lá điếu thông thường. Còn TLĐT, với thành phần nguyên liệu phức tạp hơn, thì lại có 2 loại khác nhau: TLĐT hệ đóng và TLĐT hệ mở.

Với TLĐT hệ mở, người dùng có thể tùy biến để thêm tinh dầu vào để sử dụng: Đây chính là kẽ hở mà các đối tượng xấu lợi dụng để bơm, chiết thêm ma túy, cần sa... gây hại cho sức khỏe người dùng, dấy lên nhiều tranh luận hiện nay.

Sau khi phân tích, ông Lê Đại Hải cũng khẳng định: Vì TLLN có cùng nguyên liệu thuốc lá như thuốc lá điếu, do đó, nếu áp dụng định nghĩa về thuốc lá được nêu trong Luật, đã có thể khẳng định TLLN là một loại thuốc lá, còn TLĐT thì không.

Ngay từ Hội nghị Các bên lần thứ 8 (COP 8) năm 2018, TLLN đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xác định là sản phẩm thuốc lá và khuyến nghị các nước quản lý theo luật hiện hành. Đến nay đã có 184/195 quốc gia thành viên của WHO đưa TLLN vào kiểm soát.

Trong khi đó, WHO cũng nhận định TLĐT phức tạp và phát triển không ngừng, do đó quy định kiểm soát của Chính phủ đối với sản phẩm này sẽ tùy thuộc vào tình hình thực tế của thị trường. Hiện có 30 quốc gia cấm TLĐT, các nước còn lại thì quản lý rất khắt khe. Ví dụ, một số quốc gia châu Âu cấm TLĐT loại dùng một lần vì giá thành rẻ nên giới trẻ dễ mua, hoặc cấm các tinh dầu có hương vị trái cây thu hút giới trẻ.

Tác động đa chiều của thuốc lá mới: Khoa học vẫn còn đang nghiên cứu

Thuật ngữ "giảm tác hại" đã được áp dụng cho nhiều mặt của xã hội, ví dụ đội nón bảo hiểm khi tham gia giao thông, sử dụng bao cao su cho tình dục an toàn, dùng methadone để cai dần ma túy... Tương tự, những sản phẩm giảm tác hại của thuốc lá ra đời để đáp ứng nhu cầu hút thuốc đối với những người chưa thể hoặc chưa muốn cai thuốc.

Khái niệm "giảm tác hại thuốc lá" này cũng đã được bao hàm trong Luật PCTHTL. Cụ thể, tại tọa đàm, ông Lưu Bình Nhưỡng, Phó trưởng ban Dân nguyện, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, trong Điều 1 Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2012 đã quy định rõ 3 biện pháp để PCTHTL, được soạn theo 3 trụ cột mà Công ước FCTC đã đề cập.

Tuy nhiên, dù Luật đã nêu rõ nhưng thực tế vẫn thiếu những nghiên cứu thống kê và căn cứ khoa học. Do vậy, việc tuyên truyền sẽ kém hiệu quả.

Hiện tại, một số sản phẩm TLLN đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) kiểm nghiệm và chứng minh "Giảm phơi nhiễm" với hàm lượng chất gây hại lên cơ thể là thấp hơn so với thuốc lá điếu, và phù hợp với mục tiêu cải thiện sức khỏe cộng động. Đồng quan điểm với FDA, WHO cũng xác nhận hàm lượng chất gây hại trong khí hơi của TLLN là thấp hơn so với khói của thuốc lá điếu, dù cho rằng vẫn chưa đủ nghiên cứu để chứng minh TLLN giúp giảm tác hại.

Tác động của thuốc lá mới: Cần giới khoa học vào cuộc - Ảnh 2.

Năm 2020, FDA Hoa Kỳ lần đầu tiên công bố một sản phẩm TLLN với chỉ định "Giảm thiểu phơi nhiễm"

Nguồn: Website FDA

Trong lúc các nhà khoa học vẫn đang tiến hành thêm nhiều nghiên cứu về tác động sức khỏe của thuốc lá mới, chính phủ các nước vẫn đưa mặt hàng này vào quản lý. Bởi hầu hết các quốc gia đều không muốn bỏ lỡ cơ hội cứu được hàng triệu cái chết đã được báo trước nếu người hút thuốc vẫn tiếp tục hút thuốc lá điếu.

Cho đến nay, khác với thuốc lá điếu, Việt Nam vẫn chưa có trung tâm đánh giá khoa học về thuốc lá mới. Đây là điều cần cải thiện để có một cơ sở khoa học khách quan nhằm tăng cường biện pháp giám sát và đề xuất phương án quản lý phù hợp, hiệu quả.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap